Bột nở có độc không? Giải đáp thắc mắc xoay quanh căn bếp nhà bạn
Bột nở là phụ gia rất quen thuộc với những người yêu thích làm bánh. Tuy nhiên nhiều người đang lo ngại “Bột nở có độc không?”. Điều này sẽ được GiupViecTot.vn giải thích qua bài viết dưới đây.
Bột nở là gì?
Bột nở hay còn gọi bằng tên tiếng Anh là Baking Powder. Trong thành phần của bột nở chứa ¼ muối nở, kết hợp với một số muối axit, tinh bột ngô có tác dụng giúp bột nở không bị đóng cục. Bột nở cũng chính là phụ gia tạo độ phồng, tơi xốp cho bánh.
Bột nở là dạng bột mịn, màu trắng, dễ dàng hút ẩm và tan nhanh trong nước. Trong bột nở có chứa Natri hiđrocacbonat hay natri bicacbonat, kết hợp với nước sẽ tạo ra các bong bóng làm tăng khối lượng bánh.
Bột nở có độc không?
Vì bột nở đã được cho phép sử dụng trong ngành ẩm thực nói chung và làm bánh nói riêng nên bột nở sẽ không có độc.
Nghe thì thật khó tin nhưng theo các nhà nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Utah (Mỹ) đã phát hiện bicarbonate có trong bột nở giúp tăng tuổi thọ. Kết hợp một chút bột nở với đồ uống giúp chống mệt mỏi, cải thiện độ bền khi chơi thể thao.
Tác dụng của bột nở
- Trong ngành hóa chất, thực phẩm và dược phẩm, bột nở có tính ứng dụng cao.
- Bột nở cũng có công dụng làm đẹp như muối nở nhưng do có tính axit cao và giá thành đắt nên ít khi được sử dụng.
- Bột nở là một loại phụ gia không thể thiếu trong làm các loại bánh như bánh mì, bánh bao, bánh bông lan,…
Công thức làm bánh bao ngon từ bột nở
Chuẩn bị nguyên liệu
Vỏ bánh
- Sữa tươi không đường: 135ml
- Đường: 33gr
- Men khô: 3gr
- Bột mì đa dụng: 325gr
- Dầu ăn: 30ml
- Bột nở: 4gr
Phần nhân
- Trứng cút: 20 quả
- Thịt nạc xay: 150gr
- Hành tây: 1 củ nhỏ
- Nấm tai mèo: 2 tai
- Hành tím: 2 củ
- Hành lá
- Gia vị: Muối, nước mắm, tiêu, đường
Cách làm
Nhân bánh
Bước 1: Thịt heo xay ướp cùng nước mắm, muối, đường và hạt tiêu. Trứng cút luộc chín, đợi nguội và lột sạch vỏ.
Bước 2: Mộc nhĩ, hành tây rửa sạch, thái hạt lựu. Băm nhỏ hành tím còn hành lá thái nhỏ.
Bước 3: Phi thơm hành tím, tiếp đến cho thịt heo xay đã được ướp vào xào chín và mộc nhĩ, hành tây vào đảo đều tay.
Bước 4: Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, tắt bếp và cho hành lá và 1 chút tiêu vào trộn cùng.
Làm vỏ bánh
Bước 1: Đun ấm 15ml sữa tươi không đường, thêm 3gr đường cùng 3gr men nở vào khuấy đều.
Bước 2: Ngâm men khoảng 10-15 phút cho đến khi men nở bung.
Bước 3: Cho men đã nở vào cùng 250gr bột mì, 30ml dầu ăn 120ml sữa tươi không đường và 4gr bột nở khuấy đều đến khi hỗn hợp tạo thành khối.
Bước 4: Chống dính cho tay bằng bột khô rồi nhào bột đến khi dẻo mịn.
Bước 5: Quét một lớp dầu ăn bên ngoài khối bột, để vào âu lớn, dùng khăn ẩm bọc lại miệng âu và ủ bột nở gấp 2 – 3 lần.
Bước 6: Lấy bột đã ủ ra, nhồi nhẹ nhàng cho không khí trong bột thoát ra ngoài.
Bước 7: Chia bột thành 8 phần bằng nhau, vê tròn từng khối bột rồi cán mỏng ra, bên ngoài rìa mỏng hơn ở giữa.
Bước 9: Cho nhân kèm 1 quả trứng cút vào giữa khối bột. Bọc kín và vê tròn lại, lót giấy ở dưới mỗi chiếc bánh. Ủ bánh thêm 30 – 45 phút cho bột nở.
Mang bánh đi hấp
Sau khi bánh đã ủ lần 2 xong, cho bánh vào xửng hấp trong khoảng 15 – 20 phút là bạn đã có thể đem ra thưởng thức được rồi.
Bảo quản bột nở như thế nào cho đúng?
Để sử dụng bột nở được lâu cần phải bảo quản như thế nào?
- Nên để bột nở trong hộp đậy kín, những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
- Xem hạn sử dụng trên bao bì bì, bột nở sẽ hoạt động tốt nhất khi sử dụng từ 3-6 tháng. Nếu thấy bột vón cục thì không sử dụng nữa.
- Không nên bảo quản bột nở trong tủ lạnh vì khi lấy ra hơi nước đọng lại khiến bột bị hư.
Như vậy, trả lời cho câu hỏi “bột nở có độc không?”, câu trả lời là không độc nhưng bạn cũng không nên lạm dụng quá nhé. Chúc các bạn có thêm nhiều công thức làm bánh ngon với bột nở.
? Kết nối với GiupViecTot.vn
?Website: https://giupviectot.vn/
?Địa chỉ: Số 7, Ngõ 1 Nhân Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
?Hotline: 0397 898 670
?Email: laudonnhahn@gmail.com
?Facebook: https://www.facebook.com/giupviectothanoi/