Cách làm bánh khúc ngon chuẩn vị truyền thống

cách làm bánh khúc

Bánh khúc (hay còn gọi là xôi khúc) là một món ăn dân dã, truyền thống vùng Bắc Bộ – Việt Nam. Đây là thứ quà vặt đặc trưng bởi cái bùi của lá khúc, dẻo thơm của gạo nếp cùng đỗ xanh và ngậy thơm của thịt mỡ. Tuy thế nhưng cách làm bánh khúc không hề khó khăn hay phức tạp. Với những nguyên liệu đơn giản, giá rẻ chúng ta đã có thể tự làm ở nhà những chiếc bánh khúc thơm ngon nóng hổi, đúng chuẩn hương vị truyền thống.

Hãy cùng tham khảo công thức, cách làm bánh khúc chuẩn vị truyền thống bạn nhé!

Nguyên liệu làm bánh khúc (12-15 thành phẩm)

nguyên liệu làm bánh khúc

  • 500 gram Gạo nếp 
  • 200 gram Đỗ xanh (đã cà vỏ)
  • 400 gram Bột nếp
  • 300 – 400 gram Lá khúc (có thể thay thế bằng lá dứa hoặc lá cải)
  • 100 – 200 gram thịt lợn (thịt vai có giắt mỡ)
  • Hành khô, tiêu, muối,…

Các bước làm bánh khúc

Bước 1: Cách làm bánh khúc – Gạo nếp và đỗ xanh

  • Gạo nếp ngâm nước ít nhất 4 tiếng, có thể để qua đêm càng tốt, vo sạch, để ráo.
  • Đỗ xanh đã được cà vỏ đem rửa sạch, ngâm 4-5 tiếng với nước lạnh hoặc 1-2 tiếng với nước ấm cho hạt đỗ mềm ra, vo lại với nước cho sạch và vớt ra để ráo. Sau đó xóc đỗ với một chút muối và đem đi hấp khoảng 25-30 phút cho hạt đỗ chín nhừ.
  • Cho đỗ đã chín nhừ vào bát và lấy thìa hoặc chày nghiền nhuyễn khi còn nóng.

gạo nếp và đỗ xanh

Lưu ý
Khi hấp rải đều đỗ trên bề mặt xửng hấp và để lại 2-3 lỗ thoáng để hơi có thể bốc lên giúp đỗ chín và không bị nhão.

Bước 2: Cách làm bánh khúc – Lá khúc

  • Lá khúc nhặt sạch, rửa sạch với nước, để ráo.
  • Có 2 cách để chế biến lá khúc
    • Cách 1: Sử dụng máy xay sinh tố: Cho lá khúc và một chén nước vào máy xay sinh tố, xay, lọc lấy nước và loại bỏ phần bã (chỉ cần lọc qua). 
    • Cách 2: Đun sôi nước (100-200ml nước), cho rau khúc vào luộc chín. Để riêng phần nước cho nguội. Lấy rau ra, cho vào cối giã nhuyễn. Với cách thứ 2 này, phần lá khúc trong bánh sẽ nhiều hơn, bánh sẽ ngon hơn nhưng mất khá nhiều thời gian.

Bước 3: Cách làm bánh khúc – Trộn bột nếp

Trộn bột nếp

  • Trộn từ từ phần nước lá khúc (đã chuẩn bị ở Bước 2) (và lá khúc đã được giã nhỏ) với 400g bột nếp. Sau đó dùng tay nhào bột cho đến khi bột nguyễn, không bị dính tay, thành một khối.

Lưu ý
Cho nước vào bột từ từ để lượng nước vừa đủ, không để bột bị khô rời rạc hay quá nhão sẽ khó nặn.
  • Để bột nghỉ 20 -25 phút. Dùng màng bọc thực phẩm hoặc nắp đậy bột lại để tránh bột bị khô.

Bước 4: Cách làm bánh khúc – Sơ chế thịt lợn

  • Thịt lợn rửa sạch, để ráo. Có thể chần qua thịt với nước sôi sau đó rửa lại với nước lạnh để loại bỏ chất bẩn hay mùi hôi.
  • Thái thịt theo kiểu hạt lựu nhỏ

sơ chế thịt lợn

  • Ướp thịt với tiêu, muối, hạt nêm,… cho vừa ăn trong khoảng 15 – 20 phút cho thịt ngấm đều gia vị
  • Bắc chảo lên bếp, làm nóng dầu ăn và hành khô đã bằm nhỏ vào phi thơm.
  • Cho thịt lợn vào chảo đảo đều.
  • Khi thịt săn lại và ra mỡ thì cho đỗ đã nghiền nhuyễn (bước 1) vào đảo đều và tắt bếp.
  • Đợi thịt và đỗ nguội bớt, chia thành nhiều phần nhỏ rồi vo thành viên tròn.

Bước 5: Cách làm bánh khúc – Tạo hình bánh khúc

  • Lấy bột nếp(bước 3) chia thành các phần bằng nhau, tùy theo độ to nhỏ mong muốn, vo thành viên tròn.
  • Ấn dẹt viên bột rồi cho viên đỗ xanh và thịt vào giữa, dùng tay ấn và viên tròn lại.
  • Lăn viên bột vừa viên được qua gạo nếp.

tao hinh

Bước 6: Cách làm bánh khúc – Hấp bánh khúc

  • Chuẩn bị nồi hấp
  • Rải một tầng gạo nếp mỏng ở xửng hấp
  • Xếp các viên bánh đã được lăn qua gạo nếp vào xửng hấp
  • Rải thêm một tầng gạo nếp ở bên trên
  • Hấp bánh khoảng 40 – 50 phút
  • Kiểm tra độ chín của bánh. Nếu bánh đã chín, lấy bánh ra và thưởng thức thôi!

Lưu ý
Khi xếp bánh chú ý tạo khoảng cách giữa các viên bánh để khi chín bánh không bị dính lại vào nhau. Khi rải gạo phải để các lỗ thoáng để hơi phía dưới có thể bốc lên giúp cho bánh chín và không bị nhão.

Cách bảo quản bánh khúc

  • Để bánh khúc được đảm bảo chất lượng và ngon nhất, nên dùng bánh ngay trong ngày (12 – 15 tiếng trong điều kiện trời mát)
  • Nếu không dùng hết ta có thể bọc bánh khúc bằng màn bọc thực phẩm để trong ngăn mát (1-2 ngày) hoặc ngăn đá (4-5 ngày). Khi sử dụng chỉ cần mang ra hấp lại hoặc quay trong lò vi sóng.
Mách nhỏ!
Bánh khúc ăn ngon nhất khi còn nóng hổi. Mùi thơm bùi bùi của lá khúc quyện với mùi đỗ xanh, mùi gạo nếp tạo nên hương vị đặc trưng, khó cưỡng. Nhất là vào tiết trời đông, cầm trên tay chiếc bánh khúc nóng hổi chính là một điều tuyệt vời.

muối vừng ăn kèm bánh khúc

Cách làm bánh khúc đơn giản và đồ ăn kèm với bánh khúc cũng rất dân dã. Đó là ruốc, muối vừng hay chả. Hương vị hòa quyện có đủ vị thơm – bùi – béo – ngậy sẽ khiến bạn ăn một lần là không thể quên.

Vậy là với các bước và nguyên liệu đơn giản chúng ta đã có thể tự tay làm những chiếc bánh khúc thơm ngon, chuẩn vị truyền thống để thưởng thức hay biếu người thân, bạn bè vừa ngon, an toàn thực phẩm mà lại còn thể hiện sự khéo léo của chính bản thân mình.

Hi vọng với công thức mà GiupViecTot.vn cung cấp này sẽ giúp bạn có thêm một công thức làm bánh ngon – bổ – rẻ. Còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp và bắt tay vào làm ngay món bánh khúc ngay thôi!

Tóm tắt các bước
Tóm tắt các bước làm bánh khúc

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

? Kết nối với GiupViecTot.vn
Website: https://giupviectot.vn/
Địa chỉ: Số 7, Ngõ 1 Nhân Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Email: laudonnhahn@gmail.com

Hotline: 039 789 8670