[Mẹo bếp] Cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng vừa tiết kiệm vừa an toàn
Dầu ăn là nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn theo phương pháp chiên, xào, rán,… không thể thiếu trong nấu ăn.
Tuy nhiên, trong các quá trình như chiên thức ăn, lượng dầu cần sử dụng nhiều và đôi lúc còn thừa quá nhiều dầu sau quá trình sử dụng. Nhiều người thường giữ lại dầu thừa này và sử dụng trực tiếp cho lần sau.
Thế nhưng đây là một việc làm khá nguy hiểm cho sức khỏe, có thể gây ung thư. Vì vậy, trong bài viết này, GiupViecTot.vn sẽ mách bạn cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng đúng cách, an toàn mà vẫn tiết kiệm.
Cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng – Khi nào có thể sử dụng lại dầu ăn
Để đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn cho sức khỏe, không phải loại dầu ăn nào cũng có thể tái sử dụng lại.
Một trong số những điểm bạn cần lưu ý khi muốn tái sử dụng đó là điểm khói của dầu. Đây là một thuật ngữ trong ẩm thực, dùng để chỉ nhiệt độ bốc khói, phân hủy các hợp chất trong dầu ăn.
Loại dầu nào có điểm khói càng cao, càng dễ tái sử dụng.
Nhiệt độ xào thường là 120 độ C, chiên là khoảng 160 – 180 độ C, nướng lò là trên 180 độ C. Do đó, dầu có điểm khói cao trên 200 độ C phù hợp để dùng lại.
Điểm khói của một số loại dầu ăn thường được sử dụng là: dầu đậu nành tinh luyện (232 độ C), dầu hướng dương (246 độ C), dầu bơ (271 độ C), dầu mè (210 độ C), dầu cải tinh luyện (204 độ C),…
Bạn sẽ cần căn cứ vào điểm khói và phương pháp chế biến thức ăn để xác định xem có nên tái sử dụng dầu ăn hay không.
Cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng an toàn
Dầu ăn sau khi chế biến thức ăn sẽ lưu lại những cặn thức ăn. Nếu muốn tái sử dụng, bạn cần lọc bỏ những cặn này để tránh bị cháy vào lần sử dụng sau cũng như bảo quản dầu ăn được lâu hơn mà không bị hôi hay khét.
Cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng – Chuẩn bị đồ dùng, nguyên liệu
- Dầu ăn đã qua sử dụng
- Chai thủy tinh cổ nhỏ
- Phễu
- Giấy lọc dầu
- Hành tây
- Bột ngô
Cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng
Bước 1: Chiên sơ hành tây với dầu đã qua sử dụng với lửa nhỏ. Hành tây sẽ giúp khử mùi dầu ăn, giúp bảo quản dầu được lâu hơn
Bước 2: Để nguội dầu ăn. Sử dụng phễu và giấy lọc để cho dầu vào chai thủy tinh. Bạn cần cho giấy lọc lên trên phễu để tránh cặn đồ ăn còn sót lại trong dầu ăn rơi vào chai.
Việc loại bỏ cặn cho dầu ăn là rất quan trọng, nếu quá nhiều cặn hay cặn quá nhỏ, bạn có thể thực hiện thêm một bước, đó chính là sau khi chiên với hành tây để loại bỏ mùi, bạn đổ hỗn hợp bột ngô và nước (tỷ lệ 60ml nước:1 thìa súp bột ngô cho 240ml dầu), khuấy liên tục đến khi hỗn hợp bột ngô đông lại.
Sau đó, bạn chỉ cần vớt khối bột ngô khỏi dầu. Bột ngô sẽ giúp bạn loại bỏ đi hầu hết những cặn thức ăn quá nhỏ, giúp việc lọc dầu dễ dàng hơn.
Cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng – Lưu ý khi tái sử dụng dầu ăn
- Nếu lượng dầu ăn dư lại ít, bạn nên bỏ đi, chỉ nên tái sử dụng nếu lượng dầu ăn thừa là quá nhiều
- Nếu thấy dầu ăn có dấu hiệu nổi bọt, có mùi ôi hay chuyển màu tối thì không được dùng mà cần bỏ đi ngay
- Khi tái sử dụng, không nên đổ lẫn các loại dầu ăn với nhau và không nên để đông lạnh
- Khi dầu ăn đã bốc khói đen không nên sử dụng lại
- Không sử dụng dầu ăn quá 3 lần, có mùi hôi, chua hay đóng váng
- Bình đựng dầu ăn tái sử dụng nên bọc lớp giấy bạc, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nước
- Sử dụng các loại dầu ăn an toàn, chính hãng, đảm bảo chất lượng
Trên đây chính là cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng an toàn, tiết kiệm mà GiupViecTot.vn đã tìm hiểu để mang đến bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này là hữu ích.
Giúp Việc Tốt không chỉ mang đến bạn những thông tin có giá trị mà còn cung cấp đến bạn dịch vụ trong lĩnh vực giúp việc theo giờ và vệ sinh công nghiệp với kinh nghiệm hơn 4 năm cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản giúp bạn có những bữa ăn ngon cùng không gian sống sạch sẽ.
Mách bạn dịch vụ giúp việc theo giờ uy tín hiện nay!
Tác giả: Team GiupViecTot.vn