Vấn đề của bạn?
- Ghế sofa, nệm, thảm trang trí, rèm bẩn gây mùi hôi khó chịu nhưng không biết ở đâu vệ sinh uy tín, giá rẻ?
- Thảm trải sàn, ghế văn phòng bẩn gây mùi hôi khó chịu.
Đây là tin vui: Vấn đề này là CƠ HỘI cho bạn
- LÀM SẠCH SÂU từng lớp vải, loại bỏ bụi bẩn
- TIÊU DIỆT vi khuẩn, nấm mốc
- ĐÁNH BẬT vết bẩn cứng đầu
- LOẠI BỎ mùi hôi khó chịu
- NƯỚC GIẶT an toàn.
Gói dịch vụ giặt tại nhà
hoặc mang về xưởng giặt
GIẶT TẠI NHÀ KHÁCH HÀNG
Nhân viên mang máy, chất tẩy rửa đến làm ngay tại nhà khách hàng.
Dịch vụ gồm:
√ Ghế sofa, ghế văn phòng, ghế bàn ăn.
√ Nệm.
√ Thảm văn phòng.
* Nhân viên: 01-02 người
* Thời gian làm: 1-3 giờ
* Dụng cụ: Có.
* Công việc: Hút bụi, giặt, làm khô.
MANG VỀ XƯỞNG GIẶT
Miễn phí tháo lắp, giao nhận.
Nhân viên đến nhận mang về xưởng giặt và đến giao tại nhà khách hàng.
Dịch vụ gồm:
√ Rèm
√ Thảm trang trí
* Nhân viên: 01 người
* Thời gian làm: 1 – 2 ngày
* Công việc: Giặt ướt, sấy khô, là hơi.
Hoặc gọi Hotline
Cam kết chất lượng dịch vụ
100% hoàn tiền ngay nếu nhân viên làm không sạch
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình
Áp dụng công nghệ hiện đại nhất trong quá trình thi công
Nước giặt an toàn, thân thiện với sức khỏe người dùng, kể cả trẻ em
Bảng giá dịch vụ giặt các loại năm 2024
Hướng dẫn cách giặt ghế sofa tại nhà cực đơn giản
Giặt ghế sofa, giặt thảm, giặt nệm và rèm cửa thế nào?
GiupViecTot.vn đơn vị chuyên dịch vụ giặt ghế sofa, giặt thảm trải sàn, giặt thảm trang trí, giặt nệm, giặt rèm cửa giá rẻ và miễn phí tháo lắp giao nhận tại nhà khách hàng tất cả các quận tại Hà Nội.
1.Đối với ghế sofa
Hiện nay ghế sofa có 4 loại chất liệu phổ biến là: sofa da, sofa vải, sofa nỉ và sofa gỗ.
Với 4 loại sofa này thì có 2 loại rất dễ để chúng ta tự làm vệ sinh hàng ngày gồm: sofa da, sofa gỗ. 2 loại còn lại khó tự vệ sinh hơn là sofa vải, sofa nỉ.
1.1.Cách vệ sinh ghế sofa da, sofa gỗ cực đơn giản ai cũng làm được
Khi vệ sinh ghế sofa da, sofa gỗ cần sử dụng khăn ẩm vừa phải để lau, không nên sử dụng khăn quá ướt.
Cách vệ sinh: Dùng khăn ẩm lau ghế sofa từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, lau miết, vết sau đè lên ¼ vết trước. Cứ như vậy cho đến khi hết toàn bộ bề mặt thì thôi.
Như vậy, thật đơn giản phải không nào, các bạn hoàn toàn có thể tự làm được mà không cần đến dịch vụ vệ sinh ghế sofa.
1.2.Cách vệ sinh ghế sofa vải, sofa nỉ
Sofa vải hiện đang được nhiều người sử dụng bởi tính thẩm mỹ cao, chất lượng tốt, giá phải chăng.
Nhược điểm của 2 loại ghế sofa này là không chống nước, dễ bắt bám bụi bẩn, lâu ngày bụi bẩn bám chặt và thấm sau trong từng sợi vải gây mùi hôi khó chịu và khó làm sạch hơn so với ghế sofa da, sofa gỗ.
Cách vệ sinh sofa vải, sofa nỉ:
Chuẩn bị:
Các loại dung dịch phù hợp: Nước sạch, xà phòng, nước xả làm mềm vải.
Thiết bị phù hợp: Máy hút bụi, bàn chải lông mềm, máy hút nước, đầu hút nước ghế sofa, bình phun sương, máy phun hơi nước nóng khử khuẩn (nếu có), quạt làm khô (nếu có).
Các bước làm sạch:
- Bước 1: Hút sạch bụi bẩn trên bề mặt, khe kẽ bằng máy hút bụi công xuất cao.
- Bước 2: Hoà nước giặt vào bình phun sương, phun lên toàn bộ bề mặt của ghế.
Phun sao cho toàn bộ bề mặt của ghế ẩm ướt, thấm đều nước giặt thì dừng lại, không nên phun quá ướt.
- Bước 3: Phun hơi nước nóng khử khuẩn, khử mùi hôi của sofa
Dùng máy phun hơi nước nóng khử khuẩn, khử mùi phun trà đều toàn bộ bề mặt của ghế (nếu không có máy này thì bỏ qua khâu này)
Hoà nước xả vải vào bình phun sương rồi phun đều trên toàn bộ bề mặt của ghế.
- Bước 4: Xử lý vết bẩn cứng đầu (nếu có)
Kiểm tra toàn bộ bề mặt của ghế nếu có vết bẩn cứng đầu thì xử lý như sau:
Phun thêm dung dịch xà phòng giặt và trực tiếp vết bẩn.
Dùng máy phun hơi nước nóng phun trực tiếp vào vết bẩn.
Dùng bàn trải lông mềm trà nhẹ trên bề mặt vết bẩn.
- Bước 5: Hút nước, hút bụi bẩn.
Sử dụng máy hút nước công xuất cao, đầu hút chuyên biệt cho sofa hút lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, hút vết sau đè lên ¼ vết trước, liên tục như vậy cho đến khi hết toàn bộ bề mặt thì thôi.
- Bước 6. Dùng quạt thổi khô hơi nước trên bề mặt của ghế hoặc mở của bật quạt để ghế khô tự nhiên hoặc bật điều hoà dùng quạt thổi để ghế nhanh khô.
2.Đối với thảm trải sàn
Thảm trải sàn thường gắn keo hoặc dán cố định trên mặt sàn, cầu thang.
Đối với thảm trải văn phòng, thảm trải sàn nhà, cầu thang thời gian giặt thảm phù hợp nhất là 6 tháng/lần. Điều này sẽ giúp bạn không tốn quá nhiều thời gian, chi phí mà vẫn có thể đảm bảo được thảm luôn sạch cũng như có tuổi thọ tốt nhất.
Để giặt thảm trải sàn cần đến máy giặt chuyên dụng có công xuất phun hút cao mới làm sạch sâu bên trong và máy khử khuẩn, khử mùi hôi của thảm.
Vì vậy, GiupViecTot.vn khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ giặt thảm của các đơn vị chuyên nghiệp.
2.Đối với thảm trang trí
Thảm trang trí được sản xuất bởi nhiều chất liệu khác nhau gồm: len, cotton, sợi tổng hợp, lông thú, dệt công nghiệp, dệt thủ công, sợi tự nhiên…
Thảm để lâu ngày bụi bẩn bám chặt, thấm vào sâu bên trong sợi thảm và vi khuẩn có hại tích tụ gây bệnh, tạo ra mùi hôi khó chịu.
Kích thước, cân nặng thảm trang trí lớn nên không sử dụng máy giặt quần áo thông thường của các gia đình để giặt được.
Vậy làm thế nào để làm sạch thảm trang trí?
Hàng tuần chúng ta sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn trên thảm trang trí.
Định kỳ 3- 6 tháng/1 lần sử dụng dịch vụ giặt thảm, đơn vị cung cấp dịch vụ đến lấy thảm mang về giặt bằng máy giặt công nghiệp giúp thảm sạch sâu bên trong từng sợi vải, khử khuẩn, khử mùi hôi khó chịu trên thảm. Sau khi hoàn tất sẽ giao thảm trực tiếp tại nhà khách hàng.
3.Đối với nệm
Trên thị trường nệm/đệm có 5 chất liệu phổ biến nhất hiện nay: Bông gòn, cao su, Foam, nệm lò xo. Mỗi loại lại chia ra thành những nhánh nhỏ hơn.
Nệm để lâu ngày cũng tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh tạo mùi hôi khó chịu.
Vậy làm thế nào để vệ sinh nệm?
Cách tự làm vệ sinh nệm đơn giản tại nhà.
Sử dụng dịch vụ giặt nệm.
Khác biệt giữa tự giặt với sử dụng dịch vụ là đơn vị cung cấp dịch vụ có thêm: máy hút chuyên dụng, máy phun hơi nước nóng khử khuẩn, khử mùi.
4.Đối với rèm cửa
Hiện nay có 02 cách giặt rèm cửa được nhiều người sử dụng:
Cách 1. Sử dụng máy phu hút giặt trực tiếp mà không cần tháo lắp rèm.
Với cách này có ưu điểm là không phải tháo lắp, sử dụng được ngay sau khi giặt.
Nhược điểm là không thể sạch sâu.
Cách 2. Tháo rèm đưa vào máy giặt công nghiệp để giặt như giặt quần áo.
Nhược điểm làm phải tháo lắp, giặt máy, sấy hoặc phơi khô từ 1-2 ngày mới đưa vào sử dụng được.
Ưu điểm: Sạch sâu bên trong từng sợi vải, sau khi giặt rèm sáng như mới.
Trân trọng,