[Mách bạn] Muối củ kiệu đơn giản nhất và bảo quản lâu dài!
Nếu như ở miền Bắc là dưa hành và bánh chưng thì ở miền Nam món đặc trưng ngày tết đó chính là củ kiệu và bánh tét. Cũng chua chua giòn giòn như món hành muối miền Bắc, nhưng củ kiệu muối ở miền Nam cay nồng và gắt hơn giống như cái nắng nơi đây.
Nguồn ảnh: Internet
Ngày nay, món muối củ kiệu xuất hiện thường xuyên trong bữa cơm hàng ngày nhưng cứ mỗi dịp tết đến, củ kiệu muối vẫn mang một nét rất lạ, rất đặc trưng như trở thành một nét văn hóa, truyền thống gắn liền với ngày tết dân tộc.
Muối củ kiệu theo kiểu truyền thống đơn giản nhất
Để muối được củ kiệu ngon đầu tiên bạn cần biết cách chọn củ kiệu. Kiệu được chia làm 2 loại đó là kiệu Huế (hay kiệu quế) và kiệu trâu. Để muối người ta thường chọn kiệu Huế là những củ kiệu có phần thắt eo rõ ràng.
Nguồn ảnh: Internet
Kiệu để muối phải còn tươi, không bị dập nát hay trầy vỏ. Rễ và lá của củ vẫn còn tươi. Và khi chọn, bạn nên chọn củ cỡ vừa, cầm thấy chắc tay thì đó mới là những củ kiệu ngon, khi muối mới giòn và để được lâu.
Nguyên liệu muối củ kiệu kiểu truyền thống
- 1 bát tro bếp
- 1kg củ kiệu
- Muối
- Đường
- Giấm trắng
Nguồn ảnh: Internet
Cách muối củ kiệu kiểu truyền thống
Bước 1: Cắt bỏ phần lá, rửa kiệu với nước nhiều lần sao cho phần rễ sạch đất
Bước 2: Hòa tro bếp với nước và cho kiệu vào ngâm ít nhất 8 tiếng.
Lưu ý: Lượng nước xâm xấp với củ kiệu.
Bước 3: Vớt kiệu ra rửa sạch nhiều lần cho trôi lớp tro bếp, với ra để ráo.
Bước 4: Phơi kiệu ở nơi nắng nhẹ hoặc nhiều gió từ 20-24 giờ cho lớp vỏ ngoài của kiệu hơi se lại.
Bước 5: Cắt bỏ phần rễ của củ kiệu và lột lớp vỏ lụa bên ngoài (lớp vỏ ngoài cùng của củ, mỏng và trong). Khi cắt bỏ phần rễ chú ý không cắt vào thân củ sẽ khiến kiệu muối không được giòn.
Bước 6: Hòa nước muối loãng và tiếp tục cho kiệu vào ngâm 4 – 6 tiếng.
Bước 7: Vớt kiệu ra rửa sạch nhiều lần với nước sạch để kiệu không bị mặn.
Bước 8: Đun sôi hỗn hợp 800ml giấm, 500gr đường và 1 thìa cà phê muối trắng và để nguội.
Bước 9: Xếp lần lượt kiệu vào lọ thủy tinh có nắp đậy và đổ hỗn hợp đã để nguội ở Bước 8 vào cho đến khi ngập củ kiệu. Đè vật nặng phía bên trên và đậy nắp.
Bước 10: Chờ trong khoảng 10-15 ngày là có thể ăn được.
Vậy là với các bước như trên, chúng ta đã có một lọ kiệu muối theo kiểu truyền thống.
Muối củ kiệu: Tại sao lại ăn củ kiệu trong ngày Tết?
Mỗi dịp tết đến xuân về, mỗi món ăn trên bàn ăn ngày tết đều mang một ý nghĩa, một câu chuyện riêng. Củ kiệu muối cũng như vậy, đây là món ăn mang ý nghĩa của cải dồi dào, thăng quan tiến chức theo quan niệm dân gian và còn là sự giàu sang phú quý.
Ngoài ra, theo thuyết âm dương ngũ hành, món thịt kho hột vịt – một món ăn đặc trưng dịp tết miền Nam có vị mặn, ứng với hành Thủy. Củ kiệu muối có vị chua, ứng với hành Mộc. Hai món ăn này ăn kèm, hài hòa hương vị cũng giống như hành Thủy và Mộc hòa hợp, hỗ trợ nhau.
Nguồn ảnh: Internet
Và một ý nghĩa nữa đó là theo Báo Vietnamnet, trong dưa muối chua có các vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa, sẽ giúp dễ hấp thụ và tiêu hóa những món ăn giàu chất đạm ngày tết.
Tuy nhiên với nhiều ích lợi như vậy, nhưng chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều dưa chua, vì trong đồ muối chua có axit sẽ gây hại dạ dày.
Muối củ kiệu kiểu truyền thống tuy chỉ gồm những bước đơn giản nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào sự tỉ mỉ, khéo léo của người muối kiệu. Qua bài viết trên, Giupviectot.vn đã mang đến cho bạn cách muối củ kiệu chuẩn vị truyền thống với các bước dễ dàng thực hiện.
Chúc các bạn thành công!
? Kết nối với GiupViecTot.vn
?Website: https://giupviectot.vn/
?Địa chỉ: Số 7, Ngõ 1 Nhân Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
?Hotline: 0397 898 670
?Email: laudonnhahn@gmail.com
?Facebook: https://www.facebook.com/giupviectothanoi/
?Twitter: https://twitter.com/giupviectotvn
?Youtube:https://www.youtube.com/channel/UC4DQgLULiU3Zot_50fMFjhQ?view_as=subscriber