Tai trẻ sơ sinh có mùi hôi – Cách khắc phục triệt để
Tai trẻ sơ sinh có mùi hôi là tình trạng xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là sau khi trẻ bị cúm hoặc cảm lạnh. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng cũng như cách khắc phục tình trạng này ở trẻ, mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến tai trẻ sơ sinh có mùi hôi
Tình trạng tai trẻ sơ sinh có mùi hôi rất dễ dẫn đến các bệnh liên quan khác như: viêm họng, viêm xoang,… Dưới đây là các nguyên nhân có thể khiến tai trẻ sơ sinh có mùi hôi:
Vệ sinh sai cách
Khi vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh, nếu không chú ý, vệ sinh không cẩn thận sẽ gây ra các mùi hôi trong tai. Từ đó sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho tai của bé.
Vệ sinh tai sai cách dẫn đến tình trạng hôi tai ở bé
Ráy tai của bị tích tụ quá nhiều
Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất khiến tai trẻ sơ sinh có mùi hôi. Hiện tượng tắc nghẽn ráy tai trong ống tai sẽ làm giúp các vi khuẩn trong đó tồn tại và phát triển, gây ra mùi hôi.
Ráy tai ướt có mùi hôi
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như: đau tai, bị nặng tai, chảy dịch tai, nghe kém,…
Do tai bị nhiễm trùng hoặc viêm tai
Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến tai trẻ sơ sinh có mùi hôi.
Phát bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Trong trường hợp tai bé bị nhiễm trùng, bé thường có các biểu hiện như: sốt, đau tai, hay quấy khóc, thính giác suy giảm.
Bị dị vật rơi vào tai
Những dị vật nhỏ như: thức ăn, mẩu khăn giấy, xà phòng hoặc mảnh đồ chơi… khi mắc kẹt trong tai sẽ làm cho tai trẻ sơ sinh có mùi hôi.
Cách điều trị khi tai trẻ sơ sinh có mùi hôi
Dù bất kể nguyên nhân nào gây ra tình trạng tai trẻ sơ sinh có mùi hôi thì đây cũng là một biểu hiện xấu cần phải chữa trị kịp thời.
Khám nội soi cho bé là phương pháp điều trị được các bác sĩ khuyến cáo hàng đầu.
Nội soi tai cho trẻ sơ sinh là một kỹ thuật y khoa. Ngày nay, kỹ thuật này được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện công và cả các phòng khám tư nhân.
Các bác sĩ sẽ dùng ống nội soi chuyên dụng để đưa ánh sáng vào mọi ngóc ngách của vùng tai.
Phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác vị trí tổn thương cũng như nguyên nhân gây bệnh. Sau đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Cách phòng ngừa tai trẻ sơ sinh có mùi hôi
Các bậc cha mẹ không nên bỏ lỡ 6 cách ngăn ngừa tình trạng tai trẻ sơ sinh có mùi hôi dưới đây:
Giữ ấm cho trẻ
Việc giữ ấm cho cơ thể trẻ là rất cần thiết bởi bé chưa thể hoàn toàn thích nghi được với mọi điều kiện bên ngoài.
Việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé hạn chế các nhiễm các bệnh như ho sốt, cảm cúm, quai bị,… Bởi sau khi trẻ bị nhiễm các căn bệnh này thì thường sẽ có mùi hôi ở tai.
Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Nếu để trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, bên cạnh việc có nguy cơ mắc phải các bệnh hô hấp thì nguy cơ nhiễm trùng tai trong những năm đầu đời sẽ cao hơn các trẻ khác rất nhiều.
Hơn nữa, dung tích phổi và các chức năng của phổi cũng sẽ bị giảm đi đồng thời tăng nguy cơ sâu răng của trẻ.
Không nên cho trẻ cai sữa sớm
Một nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trẻ được bú sữa mẹ có nhiều khả năng tránh được nguy cơ nhiễm trùng ở tai cũng như ngăn ngừa tình trạng tai trẻ sơ sinh có mùi hôi.
Nguyên nhân là do trong sữa mẹ có kháng thể Immunoglobulin (IgA). Kháng thể này có khả năng bảo vệ các màng nhầy trong tai không bị nhiễm trùng và tránh bị hôi.
Cho trẻ bú sữa đúng cách
Các mẹ nên đặt trẻ ngồi cao khi bú bình. Ngoài ra, không nên cho trẻ ngậm bình sữa khi ngủ để tránh việc sữa chảy vào tai.
Giữ vệ sinh cho trẻ
Các mẹ chú ý không để nước vào tai bé khi tắm cho bé. Nếu nước chảy vào tai bé, hãy bình tĩnh dùng tăm bông tiệt trùng thấm thật nhẹ nhàng.
Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ
Đây là cách an toàn giúp trẻ ngăn ngừa được các mầm bệnh bởi trẻ sơ sinh có sức đề kháng rất kém.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có đầy đủ các loại vắc-xin phòng ngừa các loại bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ sơ sinh. Các mẹ đừng nên bỏ qua bất kỳ đợt tiêm phòng cho trẻ nào nhé.
Tai trẻ sơ sinh có mùi hôi sẽ không có những biến chứng gì nguy hiểm nếu các mẹ hiểu rõ nguyên nhân cũng như biết cách biết cách phòng ngừa hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình trạng tai trẻ có diễn biến xấu, mẹ nên đưa trẻ tới ngay các trạm y tế hoặc các bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị.
>> Xem thêm: Bé bị đổ mồ hôi đầu thường xuyên, cha mẹ cần làm gì?
Nguồn tham khảo: https://www.bphc.org/whatwedo/infectious-diseases/Infectious-Diseases-A-to-Z/Documents/Fact%20Sheet%20Languages/Influenza/Vietnamese.pdf
? Kết nối với GiupViecTot.vn
?Website: https://giupviectot.vn/
?Địa chỉ: Số 7, Ngõ 1 Nhân Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
?Hotline: 0397 898 670
?Email: laudonnhahn@gmail.com
?Facebook: https://www.facebook.com/giupviectothanoi/
?Twitter: https://twitter.com/giupviectotvn
?Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC4DQgLULiU3Zot_50fMFjhQ?view_as=subscriber