Cần tìm việc làm giúp việc nhà: Tất cả những gì bạn cần biết trước khi đi làm

can-tim-viec-lam-giup-viec-nha

Hiện nay nhu cầu tìm việc làm giúp việc nhà và tuyển người làm giúp việc nhà cũng rất nhiều nhưng đâu mới là đơn vị uy tín, trả lương cao để người đi làm giúp việc lựa chọn, yên tâm làm việc.

Ngay bây giờ hãy tìm hiểu kỹ các thông tin sau đây sẽ giúp ích cho bạn đấy.

1.Định nghĩa lao động giúp việc nhà?

Lao động giúp việc nhà là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều gia đình, không liên quan đến hoạt động thương mại.

toi-muon-di-giup-viec-nha

2.Hai hình thức làm giúp việc nhà phổ biến nhất hiện nay

Giúp việc nhà theo giờ

Người giúp việc nhà làm việc bán thời gian (không trọn thời gian) là người giúp việc có thời gian làm việc ngắn hơn (giúp việc nhà theo giờ) so với thời gian làm việc bình thường theo ngày làm việc hoặc tuần làm việc.

Với loại hình giúp việc này này, người lao động và người sử dụng lao động sẽ thỏa thuận để xác định thời gian làm việc cụ thể trong ngày hoặc trong tuần.

Đồng thời, hai bên sẽ thỏa thuận về tiền lương và các quyền lợi, nghĩa vụ khác phù hợp với điều kiện của mình.

Người lao động có thể làm việc các ngày trong tuần, một số ngày trong tuần hoặc một khoảng thời gian nhất định.

Người giúp việc không ở cùng gia chủ, thường đến nhận công việc vào buổi sáng và trở về nhà vào buổi tối.

Người giúp việc cũng có thể làm việc cho nhiều hộ gia đình với thời gian làm việc được xác định rõ ràng trong từng trường hợp như chỉ làm việc nửa ngày hay chỉ làm việc một số ngày trong tuần.

Do đó, người lao động làm việc theo hình thức này có thể dễ dàng kiểm soát được thời gian làm việc của họ so với người làm việc toàn thời gian.

Đồng thời, do không sống cùng hộ gia đình nên cũng hạn chế được mâu thuẫn và xung đột cho cả hai bên.

Thu nhập của người giúp việc cao vì phải di chuyển để làm tại nhiều gia đình.

Bên cạnh những ưu thế trên, người giúp việc nhà làm việc bán thời gian có khó khăn về chỗ ở, phương tiện đi lại để làm việc.

giup-viec-nha-mien-trung-gian

Giúp việc nhà ở lại gia đình nhà chủ

Người giúp việc nhà làm việc toàn thời gian tức là có thời gian làm việc đầy đủ (full time) trọn ngày hoặc trọn tuần trên cơ sở thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

Tuy nhiên, làm việc toàn thời gian không có nghĩa là phải làm việc 24/24 giờ. Đối với loại hình lao động này, người sử dụng lao động và người lao động thường không xác định thời gian làm việc cụ thể mà có sự linh hoạt trong thời giờ làm việc của họ.

Người lao động có thể vừa làm vừa được nghỉ ngơi, nhưng cũng có thể phải làm việc bất chợt theo yêu cầu của gia chủ.

Do tính chất của công việc, nên thời gian làm việc trọn ngày, trọn tuần của người lao động cũng khác so với những loại hình lao động khác và cũng chỉ mang tính chất tương đối.

Do làm việc trọn thời gian nên người giúp việc thường sống chung với gia đình người sử dụng lao động, được chủ nhà lo cho ăn, cho ở và thường được trả lương theo tháng.

Người giúp việc nhà cùng sống, sinh hoạt như một thành viên trong gia đình người sử dụng lao động, đồng thời do những khác biệt về văn hóa, lối sống, tập quán, trình độ văn hóa, hiểu biết xã hội, pháp luật… nên có khả năng dễ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp giữa người giúp việc và chủ nhà.

Bên cạnh đó, tính chất không phân biệt rõ ràng nơi làm việc và nhà ở cũng khiến cho thời gian làm việc bị lẫn lộn với thời gian nghỉ ngơi và đây cũng nhóm người giúp việc dễ bị lợi dụng sức lao động và bị xâm phạm.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới về lao động giúp việc nhà cũng nhận định thời gian làm việc dài là đặc biệt phổ biến với những người lao động làm việc toàn thời gian.

3.Công việc làm giúp việc nhà

Người làm nghề Giúp việc gia đình thường thực hiện các công việc sau:

  • Chế biến món ăn và đồ uống;
  • Lau, dọn nhà và sân vườn;
  • Giặt là;
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  • Chăm sóc người cao tuổi và người bệnh;
  • Chăm sóc vật nuôi và cây cảnh thông thường trong gia đình.

4.Hợp đồng lao động làm giúp việc nhà

Hợp đồng lao động thể hiện mối quan hệ lao động đã được thiết lập về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và chủ sử dụng lao động.

Hợp đồng gồm những nội dung:

(a) tên và địa chỉ của người sử dụng lao động và người lao động;

(b) địa chỉ của nơi làm việc hoặc những nơi làm việc thường xuyên;

(c) ngày bắt đầu làm việc và, khi hợp đồng cho một thời gian cụ thể, khoảng thời gian;

(d) loại hình công việc phải thực hiện;

(e) tiền công, cách thức tính toán và chu kỳ trả công;

(f) số giờ làm việc thông thường;

(g) nghỉ phép hàng năm được trả công và thời gian nghỉ trong ngày và trong tuần;

(h) quy định về bữa ăn và nơi ở, nếu có;

(i) thời gian thử việc và tập việc, nếu có;

(j) điều khoản về hồi hương, nếu có;

(k) các điều khoản và điều kiện liên quan đến chấm dứt việc làm, bao gồm cả khoảng thời gian thông báo của cả người lao động gia đình hoặc của người sử dụng lao động.

Điều 180 của Bộ luật Lao động 2012 của Việt Nam yêu cầu người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc nhà.

Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc do hai bên thoả thuận, cần ghi rõ mức lương, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.

5.Thời gian thử việc khi làm giúp việc nhà

Theo khoản 3 Điều 27 Bộ luật Lao động 2012, thời gian thử việc có thể không quá 6 ngày.

Những ngụ ý về khoảng thời gian thử việc thường nghiêm ngặt hơn đối với những người giúp việc nhà là người nước ngoài trong những hợp đồng di trú tạm thời.

tim-viec-lam-giup-viec-nha

6.Tiền lương, tiền công cho người làm giúp việc nhà

– Giúp việc nhà theo giờ từ 7 -13 triệu/tháng.

– Giúp việc nhà ở lại nhà từ 5 – 7 triệu/tháng.

7.Thời gian làm việc và nghỉ ngơi của người giúp việc

Giúp việc nhà theo giờ

Tuỳ theo sức khoẻ của mỗi người có thể lựa chọn làm một ca, hai ca hay ba ca. Mỗi ca 3-4 giờ.

Giúp việc nhà ở lại nhà

Thời gian làm việc từ 8-12 giờ/ngày, tất cả các ngày trong tuần.

8.Những trở ngại của người lao động khi lựa chọn công việc giúp việc gia đình

Trở ngại về tâm lý

Xã hội Việt Nam xa xưa vốn những người đi ở đợ, làm mướn, họ sống và làm việc vất vả nhưng không được ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà với gia đình chủ, quần áo đều mặc lại đồ thừa … họ không được gọi tên riêng, mà chỉ là “con sen”, “thằng mới”.

Cùng với quá trình toàn cầu hóa, một xã hội có phân công lao động nghề nghiệp theo năng lực, chuyên môn rõ ràng dần được hình thành ở Việt Nam, tạo cơ hội cho ngưởi giúp việc được phát triển theo nhu cầu xã hội; cộng đồng dân cư dần dần đã bớt đi sự coi thường những người làm GVGĐ; thái độ của xã hội với công việc GVGĐ đang có xu hướng ngày càng tôn trọng hơn.

Đặc biệt, ngày nay có đến 82,8% ý kiến của người dân được hỏi cho rằng thái độ của họ cởi mở hơn, không còn sự coi thường người giúp việc.

Tuy nhiên, vẫn còn 7% ý kiến người dân cho rằng công việc này không được người dân coi trọng bằng các công việc khác, 10,7% người giúp việc tiềm năng bị người thân phản đối khi đi làm giúp việc.

Trở ngại về hiểu biết pháp luật

Bên cạnh trở ngại tâm lý còn có những trở ngại pháp lý, đó là sự thiếu hiểu biết của người lao động về các quy định pháp luật liên quan đến lao động giúp việc.

Điều 183, Bộ luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động không được phép ngược đãi, quấy rối, cưỡng bức lao động đối với NGV.

 Người sử dụng cũng không được phép giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc.

Vấn đề đặt ra là người giúp việc cần nắm được những quy định này để tự bảo vệ mình và báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.

Hợp đồng lao động là một vấn đề rất quan trọng trong mối quan hệ giữa người giúp việc  và gia chủ hay công ty sử dụng lao động. Tuy nhiên, chỉ có 48,6% số người giúp việc   được hỏi có ý định ký kết hợp đồng với gia chủ; 18,6 % người có dự định thỏa thuận về bảo hiểm y tế và 9,3% người có dự định thỏa thuận về bảo hiểm xã hội.

Những số liệu trên phản ánh hiểu biết rất hạn chế của người giúp việc  về các vấn đề quyền lợi của người lao động liên quan tới bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.

Trở ngại về kỹ năng làm việc

Người giúp việc ở Việt Nam không được đào tạo nghề.

Những kiến thức, kỹ năng mà họ chuẩn bị trước khi đi làm chỉ dựa trên kinh nghiệm bản thân, qua sách báo, kinh nghiệm của người thân, bạn bè và những người đã từng đi làm giúp việc. Với nhóm ngươi này khi đi làm sẽ gặp trở ngại đó là lắng nhất là không thích ứng được với công việc, bị gia chủ đối xử không tốt và không thích ứng với cách sống của gia đình chủ; lo lắng về kỹ năng sử dụng trang thiết bị hiện đại trong gia đình chủ hoặc lo ngại về sự không ổn định của công việc.

Hiện nay có rất ít người giúp viêc chuẩn bị kiến thức thông qua khóa đào tạo dành cho người giúp việc. Với nhóm này thì hoàn toàn trái ngược đó là họ có thu nhập cao được đàm phán mức lương, thích ứng ngày với công việc, thích ứng với cách sống của gia đình chủ; sử dụng thành thạo trang thiết bị hiện đại trong gia đình chủ và không còn lo ngại về sự không ổn định của công việc.

toi-muon-di-giup-viec-nha

9.Cách tìm việc làm của người giúp việc nhà hiện nay

Kênh tìm việc làm của đa số người giúp việc nhà hiện nay là thông qua các công ty cung cấp dịch vụ giúp việc. Đây là kênh tin cậy nhất cho cả người giúp việc và người sử dụng dịch vụ. Bời vì, người giúp việc được đào tạo, được đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp đầy đủ và bình đẳng như những ngành nghề khác.

Kênh thứ hai là qua họ hàng/người quen.

Kênh thứ 3 là qua cơ sở giới thiệu việc làm tỷ lệ là rất thấp.

10.Tin tuyển dụng cập nhật hàng ngày

DÀNH CHO NGƯỜI CẦN TÌM VIỆC LÀM GIÚP VIỆC NHÀ

Bạn đang cần tìm một đơn vj uy tín, trả lương cao, đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người giúp việc.

 

CLICK VÀO ĐÂY XEM TIN TUYỂN DỤNG MỚI NHẤT

 

? Kết nối với GiupViecTot.vn

?Website: https://giupviectot.vn/

?Địa chỉ: Số 7, Ngõ 1 Nhân Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

?Hotline: 0397 898 670

?Email: laudonnhahn@gmail.com

?Facebook: https://www.facebook.com/giupviectothanoi/

?Twitter: https://twitter.com/giupviectotvn

?Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC4DQgLULiU3Zot_50fMFjhQ?view_as=subscriber